Ngày 29.6.2001 lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và TP.HCM ký kết Chương trình hợp tác kinh tế- xã hội giữa hai địa phương. Đồng thời, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp của hai địa phương đã có nhiều chương trình, nội dung hợp tác cụ thể trong nhiều lĩnh vực nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của hai bên. Đến nay, Chương trình hợp tác kinh tế- xã hội giữa Tây Ninh và TP.HCM đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh, kết quả nổi trội nhất của Chương trình hợp tác là lĩnh vực đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đến nay ở lĩnh vực này đã có 2 doanh nghiệp của TP.HCM đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và 28 dự án đầu tư tại Khu KTCK Mộc Bài với tổng vốn đầu tư khoảng gần 5.900 tỷ đồng. Điển hình cho một số dự án lớn đang triển khai hiệu quả là Công ty liên doanh khai thác và kinh doanh khu chế xuất Sài Gòn- Linh Trung triển khai dự án Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung 3 tại KCN Trảng Bàng với diện tích hơn 200 ha và tổng vốn đầu tư 29 triệu USD. Đến nay Khu Linh Trung 3 đã triển khai được khoảng 80% khối lượng công trình và đã có 52 dự án trong và ngoài nước đăng ký thuê đất với tổng vốn đầu tư hơn 68 triệu USD và gần 39 tỷ đồng. Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tân Bình (Tanimex) TP.HCM liên doanh Công ty phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh thành lập Công ty TNHH xây dựng hạ tầng KCN Trảng Bàng. Đến nay công ty này đã đầu tư xây dựng 98 ha với tổng vốn 156 tỷ đồng và hiện có 30 dự án đầu tư với vốn đăng ký gần 47 triệu USD và hơn 510 tỷ đồng. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn hợp tác Tổng Công ty Bến Thành thành lập Công ty TNHH hai thành viên thực hiện dự án khu chợ đường biên tại Khu KTCK Mộc Bài với diện tích gần 5 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 36 tỷ đồng. Đến nay dự án này đã thực hiện xong diện tích hơn 3 ha với tổng vốn gần 31,5 tỷ đồng và đã có 49 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Ở Khu KTCK Mộc Bài còn có một số công ty ở TP.HCM tham gia đầu tư các công trình khác như: Trung tâm thương mại Hiệp Thành, Khu nhà ở phía nam đường Xuyên Á, siêu thị, bãi xe… Riêng Công ty CP đầu tư Việt
Nam đã lập xong dự án đầu tư khu du lịch sinh thái với quy mô 650 ha và đang tiến hành điều tra xã hội học.
Trên lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng có nhiều công trình hình thành từ Chương trình hợp tác giữa Tây Ninh và TP.HCM. Cụ thể hai địa phương đã hợp tác hoàn thành tuyến tỉnh lộ 2- từ xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi đến Bố Heo (Trảng Bàng) dài hơn 15 km và Tây Ninh đang tiếp tục đầu tư thêm gần 12 km nữa nối đến xã Phước Đông- Gò Dầu. Thành phố HCM cũng đã hỗ trợ Tây Ninh hoàn thành các tuyến đường: Sông Lô- nối tỉnh lộ 787 với tỉnh lộ 789 dài 4,2 km ở Trảng Bàng; Hương lộ 12 từ trung tâm xã Đôn Thuận vào Trung tâm tái hiện di tích Bời Lời… Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp- phát triển nông thôn, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM phối hợp với Tây Ninh thực hiện nhiều công việc hỗ trợ thiết thực cho nông dân Tây Ninh. Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp trên đài PTTH tỉnh. Công ty Giống cây trồng miền Nam phối hợp xây dựng chương trình khuyến nông về giống cây ăn quả. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hỗ trợ trình diễn giống khoai mì. Nhiều công ty khác cũng tham gia đầu tư phát triển nông, lâm và ngư nghiệp ở nhiều địa phương tỉnh Tây Ninh
Theo đánh giá chung của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh thì trong thời gian qua các cấp, các ngành và các doanh nghiệp hai địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai chương trình hợp tác và đã đạt được kết quả bước đầu đáng phấn khởi. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế của hai địa phương thì kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng. Cụ thể như ở Khu KTCK Mộc bài, nhiều dự án có quy mô lớn nhưng rất chậm được triển khai- thậm chí có dự án đến nay chưa triển khai được do công tác giải toả đền bù phức tạp, thời gian giải toả kéo dài. Ở Khu chế xuất- công nghiệp Linh Trung 3 có một số công trình còn vướng mắc ở khâu giải toả. Ngoài ra, một số ngành còn xem nhẹ công tác phối hợp, chưa xây dựng được kế hoạch hợp tác khả thi nên triển khai chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt, một số địa phương chưa chủ động và tích cực phối hợp cùng chủ đầu tư trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng.
Trong thời gian tới, lãnh đạo hai địa phương tiếp tục khẳng định việc hợp tác phát triển là nhiệm vụ chiến lược lâu dài nhằm phát huy lợi thế của hai địa phương trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Thế nhưng, để Chương trình hợp tác đạt hiệu quả cao hơn cả hai địa phương cùng thống nhất là phải gặp gỡ thường xuyên để kịp thời trao đổi, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc.
Số Liệu Thống Kê Về KCN, KCX Trên Cả Nước Tính Đến Tháng 8/2007 |
Tính đến 31/8/2007, cả nước có 150 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên là 32.325 ha…
Xem chi tiết
|
Tính đến 31/8/2007, cả nước có 150 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên là 32.325 ha…